Đôi khi – hoặc thường xuyên, bạn sẽ cần chia sẻ thông tin, viết blog, làm trang portfolio, bán vài sản phẩm. Nhưng:

Đây là bài viết dành cho bạn.

Có một số lựa chọn để hoàn thành việc này.

(*) từ cách thứ 3 trở đi, bạn sẽ cần mua tên miềnhosting riêng cho website của mình.

Một số bên bán tên miền phổ biến được đề nghị:

Hosting:

Trong trường hợp bạn còn mơ hồ về tên miền và hosting, xem hình ảnh dưới đây để hiểu mối quan hệ giữa chúng

Cấu trúc tên miền và hosting của một website thông thường

1. Đừng làm

Nếu bạn chỉ cần một nơi để đăng một vài bài viết, bạn có thể chỉ cần đăng nó lên các mạng xã hội, đánh hashtag cho chúng để hệ thống. Các mạng xã hội tốt để chia sẻ nội dung là có thể kể:

2. Sử dụng các nền tảng tạo web miễn phí

Hiện có nhiều nền tảng tạo web miễn phí trên thị trường. Tìm kiếm với từ khoá “free website platforms” bạn sẽ tìm thấy rất nhiều lựa chọn. Một số cái tên đầu danh sách như:

Bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản miễn phí và sử dụng. Hầu hết đều đơn giản. Quảng cáo thường bảo là vài phút để dựng, nhưng nếu lần đầu sử dụng, bạn có thể cần vài ngày để cảm thấy thoải mái với các chỉnh sửa. Đừng lo lắng, chỉ cần một ít thời gian là bạn thành thạo.

Lưu ý, các nền tảng tạo web miễn phí thường không cho phép bạn dùng tên miền riêng mà thường sẽ dùng tên miền con của họ.

Một số nền tảng khi bạn dùng miễn phí sẽ có đặt tên thương hiệu / quảng cáo của họ trên website của bạn.

Kho giao diện của các nền tảng này khá phong phú và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu thông thường.

Các nền tảng này cũng có bản tính phí để bạn có những công cụ tốt hơn, phục vụ yêu cầu cao hơn về giao diện, … Xem ở mục 3 dưới đây.

3. Sử dụng các nền tảng tạo web tính phí

Nếu bạn có dành ngân sách khoảng $8 – $25 tháng, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hấp dẫn với các nền tảng tạo web tính phí.

Các nền tảng tạo web:

Khi đã trả phí, bạn có nhiều công cụ hơn, mẫu web đẹp hơn và nhiều lợi ích khác tuỳ vào nền tảng và bạn có thể dùng tên miền của riêng mình.

4. Tự dựng website với wordpress

Xin lưu ý, mức độ vui của việc này có thể giảm rất nhanh kể từ khi bạn cài đặt website mặc định đến lúc bạn cảm thấy vừa lòng.

Để tự dựng một website, giải pháp đơn giản nhất là dùng WordPress (một loại CMS). Mã nguồn này có thể được download từ WordPress.org.

Có thể bạn sẽ nhầm lẫn giữa WordPress.com và WordPress.org, để dễ hiểu thì WordPress là một hệ quản trị nội dung (CMS) mã nguồn mở.

Như vậy, trong trường hợp này, việc cần làm là tải về và cài đặt wordpress, chọn một mẫu giao diện phù hợp, thực hiện các thiết lập, mua tên miền, hosting và triển khai lên mạng.

Các thành phần cơ bản của một website wordpress

Có nhiều hướng dẫn để tự dựng website wordpress bạn có thể tìm thấy dễ dàng với google.

5. Thuê người làm

Giống như mọi dịch vụ khác, nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu và tự làm, cách khả dĩ là thuê một ai đó làm. Trong bối cảnh này là thuê một bạn freelancer. Bạn có thể tìm thấy trên các sàn freelancer hoặc nhờ người giới thiệu.

Bạn freelancer này sẽ chịu trách nhiệm làm toàn bộ quá trình từ cài đặt, thiết lập, lập trình để thực hiện các thay đổi theo ý bạn và triển khai website lên mạng.

Trong trường hợp sử dụng giao diện riêng thì sẽ cần thêm thời gian để lập trình.

Một số nhóm freelancer sẽ làm luôn công việc thiết kế, cho nên, nếu bạn không phải là một web designer và muốn có giao diện riêng thì có thể thuê nhóm làm.

6. Thuê agency (công ty) làm

Nếu bạn không chọn freelancer vì lý do nào đó và không muốn tự làm, có ngân sách tốt thì có thể chọn thuê web agency làm. Mình nhấn mạnh là web agency vì không phải marketing agency nào cũng có bộ phận chuyên làm web. Bạn có thể tìm kiếm và nhờ giới thiệu, so sánh và liên lạc lấy báo giá khoảng 3 – 4 nơi.

Các lưu ý khi tự làm web

  1. Hiểu về tổng số tiền thực trả trong một năm. Bạn cần rõ các khoản phí bạn cần trả trong một năm để duy trì website.
  2. Website không nên có nhiều hơn 2 font chữ, nhiều lắm là 3. Hơi cực đoan đúng không, nhưng việc giữ cho website được thống nhất và đơn giản và thống nhất là cần thiết. Hơn nữa, tải nhiều font tăng khả năng lỗi và giảm tốc độ tải trang, bạn sẽ không muốn dùng hơn 10s để chờ website tải đâu.
  3. Giao diện cần hiển thị tốt trên thiết bị di động (smartphone, tablet)
  4. Nếu nội dung web là tiếng Việt, bạn sẽ cần kiểm tra xem font chữ đang dùng có bị lỗi với tiếng Việt không. Hiện tại các font chữ hỗ trợ tiếng Việt khá phong phú, riêng trên google fonts hiện có gần 200 font family hỗ trợ tiếng Việt.
  5. Hình ảnh đăng trên web nên vừa đủ để xem, tốt nhất < 500Kb, chiều rộng hình trong bài viết vào khoảng < 1440px là ổn. Đừng up trực tiếp những tấm ảnh chụp từ máy ảnh (có thể lên tới hàng MB hoặc hàng chục MB). Hãy chỉnh kích thước và nén ảnh trước khi tải lên. Xem hướng dẫn nén ảnh cho Mac và cho Windows.
  6. Đặt mật khẩu khó đoán, đủ dài và nên có ký tự đặc biệt. Đừng đặt mật khẩu kiểu 123456, số điện thoại người yêu, ngày sinh,…. Những “hacker” có khi đơn giản đăng nhập vào được hệ thống chỉ nhờ nhập các mật khẩu dễ đoán – thông dụng (tự động hoặc thậm chí bằng tay).
  7. Website có điều hướng rõ ràng, đừng để người xem “đi vào ngõ cụt”, không biết làm gì tiếp theo sau khi đọc bài viết.
  8. Kiểm tra chức năng liên lạc trên website (form liên hệ, form subscribe email) đã hoạt động đúng chưa, điền form xong thì có nhận được email không.
  9. Gắn code tracking website (thường dùng google analytics), như vậy bạn sẽ biết khá nhiều về hành vi, vị trí và số người vào xem site của bạn.
  10. Nếu bạn muốn đầu tư một cách chuyên nghiệp, hãy phân tích đối tượng người đọc mục tiêu, lên các (cụm) chủ đề và lên lịch để viết và post bài, có cam kết rõ ràng với kế hoạch đó. Nếu bạn chỉ muốn có một nơi giải bày tâm sự, chỉ cần viết khi bạn thích.
  11. Đừng quên chia sẻ nó trên MXH, website mới làm ra thì không có nhiều người biết, đừng ngại ngùng khi chia sẻ nó.
  12. Chọn một hosting có vị trí gần với người đọc mục tiêu của bạn nhất. Nếu người đọc mục tiêu ở Mỹ hãy mua hosting có vị trí tại Mỹ, nếu họ ở VN và ở Mỹ, hãy chọn hosting khu vực Singapore.

Các lưu ý khi thuê làm web

  1. Mô tả rõ ràng mục tiêu, yêu cầu của bạn khi xây dựng web với đơn vị thực hiện.
  2. Cho bên làm web biết những hướng phát triển chung 
  3. Hiểu rõ về các điều khoản hợp đồng, các khoản phí phải trả và đảm bảo không có các loại phí ẩn nguy hiểm.
  4. Khi được bàn giao web, bạn sẽ cần tất cả thông tin quản lý tên miền, hosting, website.
  5. Hãy tôn trọng chuyên môn của họ, trong bất kể nghề nào (bao gồm ngành nghề của bạn) cũng đều có những thách thức và người lành nghề phải trải qua giai đoạn học tập, thử – sai – sửa để có thể hoàn thành công việc càng lúc càng nhanh và đúng. Hãy lắng nghe sự tư vấn và quyết định bạn nhé.